anh01

Thợ lò hết ca làm việc

anh02

công ty than Dương Huy

ảnh03

Công việc

ảnh04

Công nghệ mới.

ảnh05

Đào Lò.

Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

video giới thiệu than 6

phân xưởng than 6 công ty than Dương Huy




Chủ Nhật, 26 tháng 10, 2014

làm video bằng Proshow Producer

chinh phuc phần mềm Proshow Producer




Chủ Nhật, 12 tháng 10, 2014

CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THAN DƯƠNG HUY - TKV

CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THAN DƯƠNG HUY - TKV





Tên viết tắt :VDHC
Lĩnh vực kinh doanh :
• Khai thác than cứng và than non,Xây dựng,
Địa chỉ :phường Cẩm Thạch, Tp. Cẩm Phả, Tỉnh Quảng Ninh
Điện thoại :033.3862238
Fax :033.3862949
Email :Đăng nhập để xem thông tin
Tên giám đốc :Giám đốc: Nguyễn Đình Thịnh
Nơi thường trú :0912358215

Giới thiệu Công ty TNHH Một thành viên Than Dương Huy - TKV

I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Công ty TNHH 1 TV than Dương Huy (tiền thân là Công ty xây lắp Cẩm phả) thành lập ngày 7 tháng 1 năm 1978. Được tách ra từ  Công ty xây dựng Than - Điện theo quyết định số 27/ MT - TCCB của Bộ Mỏ và Than ( nay là Bộ Công Nghiệp) với nhiệm vụ chủ yếu là xây lắp các công trình công nghiệp, dân dụng và các công trình đầu tư, phát triển mỏ. Từ năm 1990, do nhu cầu xây lắp hạn chế và cơ chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản thay đổi, nhiệm vụ xây lắp gặp nhiều khó khăn, đồng thời đứng trước yêu cầu phát triển của Ngành Than. Được Bộ chủ quản đồng ý, Công ty chuyển dần sang vừa xây lắp vừa sản xuất than. Thời điểm này, Công ty có gần 4000 cán bộ công nhân viên với 9 xí nghiệp trực thuộc. Trong giai đoạn từ 1990 đến 2001, công ty đã nhiều lần đổi tên:
Từ ngày 01/ 01/1990 Công ty đổi tên thành Công ty Xây lắp và sản xuất than.
Từ ngày 01/4/1995 đổi tên thành Công ty than Khe Tam.
Từ ngày 01 / 6/1996 đổi tên thành Công ty than Dương Huy.
Từ ngày 01/01/1998 đổi tên thành Mỏ than Dương Huy.
Từ ngày 16/10/2001 đổi tên thành Công ty than Dương huy.
Trong thời kỳ thực hiện nhiệm vụ xây lắp ( Từ năm 1978 đến 1990 ) cán bộ công nhân Công ty than Dương Huy đã xây dựng nhiều công trình trọng điểm, góp phần quan trọng phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh Quảng Ninh cũng như phát triển Ngành than. Một số công trình tiêu biểu là: Xây dựng hoàn chỉnh mỏ than Mông Dương với công suất thiết kế 900.000 tấn than/năm, trong đó thực hiện đào trên10.000 mét lò XDCB, lắp đặt hàng ngàn tấn thiết bị bàn giao đưa vào hoạt động hiệu quả. Xây dựng Mỏ than Khe Chàm với công suất thiết kế 300.000 tấn than/năm, trong đó đào trên 200m lò chuẩn bị và xây dựng các hạng mục công trình phục vụ cho sản xuất than tại mỏ Khe Chàm. Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng trọng yếu cho mỏ Cao sơn với công suất thiết kế 2 triệu tấn than/năm. Thi công toàn bộ tuyến băng tải Bàng Nâu, máng ga Cao Sơn, tuyến đường sắt vận tải Cao Sơn. Thi công nhiều tuyến đường ô tô trong tỉnh như QL18, đường giao thông liên huyện tại các tỉnh miền đông Tiên Yên, Ba Chẽ. Cải tạo xây dựng mở rộng nhà máy tuyển than Cửa Ông, nhà máy tuyển than Nam cầu trắng. Tham gia đào lò và bàn giao mỏ than Tân Lập vào sản xuất, xây dựng Mỏ than Khe Bố (Nghệ An). Ngoài ra còn tham gia cùng các ngành khác xây dựng và hoàn chỉnh các công trình công nghiệp quan trọng như nhà máy đại tu ôtô Vườn Cam, Nhà máy cơ khí Trung tâm Cẩm Phả, các công trình phúc lợi của thị xã Cẩm Phả như nhà hát, sân vận động và nhiều công trình khác.

Bước ngoặt lớn diễn ra từ năm 1991, Công ty chuyển sang sản xuất than. Đây là thời kỳ Công ty than Dương Huy phải đứng trước rất nhiều khó khăn như việc làm không ổn định, nhiều lao động dôi dư trong khi lại thiếu cán bộ công nhân làm nghề khai thác Mỏ. Công ty vừa phải tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng vừa khai thác than, năng lực thiết bị hiện có hạn chế, đội ngũ công nhân, cán bộ chưa nhiều kinh nghiệm, tình hình tài chính hết sức khó khăn khi nhà nước không còn bao cấp vốn mà Công ty  phải chủ động hoàn toàn bằng nguồn vốn vay, trong khi đó để tăng năng lực và mở rộng sản xuất đòi hỏi có nguồn vốn đầu tư rất lớn. Khó khăn là thế, nhưng được sự quan tâm chỉ đạo của Tổng Công ty Than (nay là Tập đoàn CN Than – Khoáng sản Việt Nam), cán bộ-công nhân công ty đã từng bước vượt qua khó khăn và đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Năm 1998, thực hiện định hướng chiến lược phát triển của Ngành than và với mục tiêu xây dựng Công ty trở thành một Mỏ khai thác than lớn ở vùng than Cẩm Phả. Tổng công ty than Việt Nam đã quyết định sắp xếp lại tổ chức của Công ty, giải thể các Xí nghiệp thành viên và thành lập các phân xưởng sản xuất trực thuộc, đổi tên Công ty thành Mỏ than Dương Huy ( Nay là Công ty than Dương Huy ) đồng thời giao nhiệm vụ cho Công ty quản lý và khai thác khoáng sản khu vực Mỏ Khe tam. Bên cạnh việc củng cố kiện toàn bộ máy tổ chức, Công ty tập trung đầu tư mở rộng diện sản xuất đặc biệt diện sản xuất hầm lò, áp dụng tiến bộ công nghệ mới, đến nay Công ty đã có kết cấu hạ tầng tương đối hoàn chỉnh đảm bảo tốt cho yêu cầu sản xuất than hiện tại cũng như lâu dài. Khai trường được quy hoạch và thiết kế khoa học, hệ thống nhà xưởng, các tuyến vận tải, nhà máy sàng, đường hầm Tuynen và nhiều công trình phục vụ sản xuất, phục vụ đời sống được xây dựng hiện đại và đồng bộ, thiết bị được đầu tư  theo công nghệ mới như cột, giá thuỷ lực, máy đào lò Combai... Năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty không ngừng lớn mạnh.
Năm 2005, Công ty đạt sản lượng 1.070 tấn than hầm lò, trong đó có 3 lò chợ đạt mức năng suất kỷ lục của Tập đoàn than là Phân xưởng khai thác than 2, phân xưởng khai thác than 3 và phân xưởng khai thác than 5, có 01 lò chợ PX khai thác Than 2 đạt đại kỷ lục Ngành Than (251.000 tấn/năm).
Sở dĩ Công ty có những bước phát triển mạnh và vững chắc, bên cạnh thuận lợi về tài nguyên tập trung, ổn định, công ty đã xây dựng được cơ sở vật chất kỹ thuật với dây chuyền tương đối hoàn chỉnh, khép kín tạo thế chủ động từ khai thác đến vận tải , tiêu thụ. Cùng với những hiệu quả từ đầu tư phát triển sản xuất đúng hướng, Công ty còn đạt được nhiều thành tích trên các mặt, bộ máy tổ chức quản lý của Công ty ngày càng được hoàn thiện và hoạt động ổn định. Công ty đã áp dụng thành công những tiến bộ khoa học vào sản xuất là yếu tố quyết định  nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, đặc biệt việc sử dụng có hiệu quả công nghệ cột chống thủy lực và giá thủy lực di động vào 10/910lò chợ đã tận thu được tối đa tài nguyên, đảm bảo an toàn.
Sản xuất phát triển, đời sống CNV không ngừng được cải thiện. Công ty đã quan tâm tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, nghỉ cuối tuần cho CNCB, nhiều cán bộ được đi tham quan, tu nghiệp tại nước ngoài. Mỗi năm Công ty đầu tư hàng trăm triệu đồng để tham gia công tác từ thiện ủng hộ địa phương và hỗ trợ các xã nghèo miền núi.
Điều tâm huyết của các thế hệ lãnh đạo Công ty là: Trong nhiều thời điểm tình hình sản xuất-kinh doanh có những diễn biến chồng chất khó khăn, thăng trầm, nhưng tập thể lãnh đạo Công ty đều có sự đoàn kết thống nhất cao, quyết tâm xây dựng công ty trở thành đơn vị sản xuất than hầm lò lớn mạnh, phát triển lâu dài. Công tác xây dựng tổ chức Đảng và hệ thống chính trị gắn liền với phong trào thi đua, nhiều năm liền Đảng bộ Công ty được công nhận Đảng bộ trong sạch vững mạnh, tổ chức Công đoàn và Đoàn TN Công ty được công nhận là cơ sở vững mạnh xuất sắc.
II.  NGÀNH NGHỀ KINH DOANH
v  Khai thác, chế biến, kinh doanh than và các loại khoáng sản khác;
v  Thi công xây lắp các công trình mỏ và công trình công nghiệp, luyện kim, giao thông, thuỷ lợi, dân dụng, kết cấu hạ tầng, đường dây và trạm điện;
v  Vận tải đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường ống;
v  Thiết kế, chế tạo, lắp ráp, sửa chữa các sản phẩm cơ khí, thiết bị mỏ, thiết bị điện, thiết bị chịu áp lực, kết cấu thép và các thiết bị công nghiệp khác;
v  Quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình;
v  Quản lý, kinh doanh đường vận tảI chuyên dùng;
v  Sản xuất vật liệu xây dựng;
v  Sản xuất, kinh doanh nước tinh khiết, nước khoáng;
v  Mua bán, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, hàng hoá;
v  Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.

III. THÀNH TÍCH
Năm 1978: XN Xây lắp mỏ Mông Dương đón nhận Cờ luân lưu của Bộ Mỏ – Than.
Năm 1979: XN Xây lắp mỏ Mông Dương được nhận lẵng hoa của Bác Tôn
Nắm 1980: Đội đào lò nhanh Bùi Huy Tân và xưởng cơ khí được nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba
Năm 1985: Đồng chí Hà Văn Hồng – XN Xây lắp mỏ Mông Dương được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LĐ và Đồng chí Đoàn Văn Phên được tặng danh hiệu CSTĐ toàn quốc
Năm 1985: XN Xây lắp Mặt bằng được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất                                                     
Năm 1985: Công ty XL Cẩm Phả được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba
Năm 1985: XN Thi công Cơ giới – Cầu đường được tặng Huân chương Lao động hạng Ba
Năm 1988: XN Vật tư – Vận tải được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba
Năm 1990: Lực lượng tự vệ Công ty Xây lắp Cẩm Phả được tặng thưởng Huân chương chiến công hạng Nhì
Năm 2002: Công ty được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì.
Năm 2003: 14 CN-CB công ty được tặng danh hiệu CSTĐ cấp Tổng Công ty
Năm 2003: PX than IV, Tổ đào lò số 3, Tổ đào lò số 1 (PX đào lò I), 05 đầu xe vận tải (PX vận tải ô tô) của Công ty đạt năng suất kỷ lục Ngành Than.
Năm 2003-2005: 22 CN-CB Công ty đạt danh hiệu CSTĐ Bộ Công Nghiệp.
Năm 2004: PX than II, Tổ đào lò số 2, Tổ đào lò số 1(PX đào lò I) của Công ty đạt năng suất kỷ lục Ngành Than.
Năm 2004: 1254 CN-CB Công ty được tặng Huy chương vì sự phát triển Bộ Công nghiệp.
Năm 2004: 11 tập thể (phòng ban, tổ SX, PX), 05 cá nhân trong Công ty được Bộ Công nghiệp tặng Bằng khen.
Năm 2005: 20 tập thể và 21 cá nhân được Bộ Công nghiệp tặng Bằng khen.
Năm 2005: Ông Chu Văn Viễn, Giám đốc Công ty, ông Phạm Văn Chạm, Bí thư đảng uỷ và ông Nguyễn Văn Sức được Chính phủ tặng Bằng khen.
Năm 2005: PX Than II, PX Than III, PX Than IV, Tổ đào lò số 1 (PX đào lòI) đạt năng suất kỷ lục Ngành Than.
Năm 2006: PX Than I, PX Than II, Tổ đào lò số 3 (PX đào lò I) đạt năng suất kỷ lục dẫn đầu Ngành Than.
Năm 2006: chính phủ tặng Cờ thi đua cho Công ty “về phong trào thi đua hoàn thành kế hoạch năm 2006”
Năm 2006: Tập đoàn CN Than – KS Việt Nam tặng cờ thi đua cho Công ty “về phong trào thi đua Dẫn đầu khối SX than hầm lò năm 2006”
Năm 2006: Công ty được Sở LDTB và XH tỉnh Quảng Ninh tặng Bằng khen về thực hiện tốt công tác An toàn và BHLĐ năm 2006.
Năm 2006: Công đoàn Công ty được Tổng LĐLĐ Việt Nam tặng Cờ thi đua.
Năm 2006: Đoàn TN Công ty được TW Đoàn TN tặng Bằng khen.
Năm 2007: Ông Chu Văn Viễn – Giám đốc Công ty và ông Nguyễn Văn Sức được nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.
Năm 2007: Công ty có 9 tập thể, cá nhân được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.
Năm 2007: Công ty được nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất.
Năm 2008: Phòng kỹ thuật Công ty và ông Hồ Văn Luận – Phó Giám đốc Công ty được nhà nuớc tặng thưởng Huân chương lao động hạng Ba.
Năm 2008: PX Than I, Tổ đào lò số 1 (PX đào lò đá) được tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
Năm 2008: Các ông Tạ Văn Lai – Bí thư đảng uỷ Công ty, Trần Cao Cường - Trưởng phòng kỹ thuật, Cao Thanh Phượng – Phó Quản đốc PX sàng tuyển I được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
Năm 2008: PX Than II, PX Than IV, PX Than VII, PX Sàng tuyển III, Tổ đào lò số 3 (PX đào lò đá), Tổ cơ điện (PX Than VI), Phòng Tài nguyên môi trường được tặng Bằng khen của Bộ Công Thương.
Năm 2008: Các ông Mai Văn Chương – Quản đốc PX Vận tải đườg sắt, Vũ Đại Lượng – Quản đốc PX Sàng tuyển III, Nguyễn Trường Giang – PQĐ Phân xưởng Cơ điện, Nguyễn Hữu Thọ – Phó phòng kỹ thuật của Công ty được tặng Bằng khen của Bộ Công Thương.
Năm 2008: 05 cá nhân đạt danh hiệu CSTĐ cấp Bộ Công Thương; 14 cá nhân đạt danh hiệu CSTĐ cấp Tập đoàn TKV.
IV. KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH 2008, 2009, KẾ HOẠCH 2010


Thứ Bảy, 11 tháng 10, 2014

Lương nhân viên ngành Than năm 2014 là bao nhiêu?

Ông Nguyễn Văn Biên – Phó tổng giám đốc Vinacomin cho biết, quý I/2014 lương bình quân người lao động tại Vinacomin đạt 7,7 triệu đồng/người/tháng.

Tại cuộc họp thường kỳ quý I/2014, diễn ra chiều 17/4, ông Biên cho biết, lương bình quân người lao động toàn tập đoàn đạt 7,7 triệu đồngngười/tháng, tăng hơn 2% so với cùng kỳ. So với cuối năm 2013, lương người lao động tại Vinacomin tăng 500.000 đồng/người/tháng. Riêng với đặc thù công việc vất vả, khó khăn và để khuyến khích người lao động từ đầu năm 2014 Vinacomin tăng 5% đơn giá tiền lương đối với đối tượng thợ lò.



Hiện lương thợ lò của Vinacomin khoảng 10 triệu đồng/tháng (tương đương 500 USD/tháng), trong khi các nước từ 2.000 -3.000 USD/tháng. Tuổi nghề của thợ lò không quá 30 năm, trong khi tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp cao do môi trường làm việc đặc thù, ô nhiễm… Nên những năm tháng làm dưới lò lương phải đủ để bù đắp công sức bỏ ra, bù đắp rủi ro. Vì thế lương thợ lò 10 triệu đồng/tháng còn là thấp, tiền lương của thợ lò đáng lý phải tăng thêm nữa. Nhưng trong điều kiện vẫn còn khó khăn trong năm 2014 Vinacomin mới chỉ tăng được đơn giá cho thợ lò thêm 5%

Nguồn Zing News
Năm 2014, Vinacomin đặt mục tiêu tiền lương bình quân của người lao động là 7,8 -7,9 triệu đồng/người/tháng.
  Về giá bán than cho điện, từ ngày 1/1/2014, giá than bán cho điện đã được điều chỉnh theo giá thị trường với mức tăng từ 4-10% tùy từng loại than.  Theo đó, giá than bán cho ngành điện trong thời điểm hiện nay đã đủ bù chi phí sản xuất, Vinacomin không phải bù lỗ sau lần điều chỉnh giá này. Tuy nhiên, giá than tăng đã làm tăng chi phí cho các nhà máy nhiệt điện, tạo nên áp lực tăng giá điện. Theo quy định hiện hành, trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 7-10% so với giá bán hiện hành và trong khung giá quy định, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) được điều chỉnh giá bán sau khi có ý kiến chấp thuận của Bộ Công Thương. Về sản lượng than nguyên khai sản xuất, tính tới quý I/2014 Vinacomin sản xuất được xuất 9,7 triệu tấn, đạt 25,6% kế hoạch năm, bằng 91,7% so với cùng kỳ năm 2013. Riêng sản lượng của Tổng Công ty Đông Bắc được tính toán riêng, không còn là công ty con của Vinacomin. “Khác với các năm trước, tỷ lệ than bán trong nước là chủ yếu. Hiện cơ cấu tiêu thụ trong nước chiếm trên 3/4, trong khi xuất khẩu chỉ chiếm trên 1/4. Giá than trên thị trường xuất khẩu không còn được cao như trước đây nên tập đoàn không đặt nặng mục tiêu xuất khẩu than, mà hướng tới ổn định sản xuất, ổn định cân đối tài chính, đảm bảo lương và việc làm cho cán bộ nhân viên” – ông Biên lý giải nguyên nhân khiến sản lượng than xuất khẩu giảm



Nguồn Zing News

Bài Mở Đầu

Chào các bạn!
Mình tên là Dũng đang làm tại công ty Than Dương Huy,mình tạo ra blog này mong các bạn những ai làm thợ lò ở các công ty có thể vào đây để cùng nhau chia sẻ những suy nghĩ về công việc và cộng sống!





kèm theo bog này là hội trên facebook các bạn cùng vào chia sẻ nhé!Các bạn click vào Diễn Đàn để đến trang facebook của Những Người Thợ Mỏ.

Các bạn nhớ để lại like nhé!